Giỏ hàng

Off-White về chung nhà với Louis Vuitton - ông lớn LVMH thâu tóm

LVMH là ai?

LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton SE, được biết đến với cái tên ngắn gọn LVMH, có trụ sở tại Paris, Pháp, là gã khổng lồ trong làng thời trang thế giới. Đế chế này sở hữu hơn 70 thương hiệu hàng xa xỉ, với những cái tên mà ai ai cũng biết như Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy, Marc Jacobs. Năm 2017, tập đoàn này có doanh thu lên tới hơn 48 tỷ đô-la. Chủ tịch và Giám đốc điều hành của LVMH, ông Bernard Arnault, là người giàu nhất châu Âu, giàu thứ 4 thế giới với tài sản hơn 84 tỷ đô-la (số liệu tháng 9-2018).

LVMH mua 60% Off-White

 

Bắt đầu từ sự kết hợp vào năm 1987 giữa Moët-HennessyLouis Vuitton, LVMH ngày nay là tập đoàn số một thế giới trong lĩnh vực đồ xa xỉ.

Vào những năm 1990, Bernard Arnault đã có ý tưởng tạo ra một nhóm các thương hiệu xa xỉ.

Người đồng sáng lập Alain Chevalier qua đời ngày 1 tháng 11 năm 2018, ở tuổi 87.

 

Vào tháng 11 năm 2019, Bloomberg News ước tính giá trị thị trường của công ty là 203 tỷ euro (tương đương 223 tỷ USD) và tuyên bố rằng "tài sản cá nhân của Arnault đã tăng lên gần một nửa số tiền đó". Việc mua lại các cửa hàng Tiffany & Co (đóng cửa vào giữa năm 2020) sẽ thêm 5% vào thu nhập ròng vào năm 2020, theo cùng một nguồn tin.

 

Tập đoàn hiện sở hữu hơn 70 nhãn hiệu nổi tiếng, trong đó có những mạc từ trên một trăm năm như Château d'Yquem (1593), Moët & Chandon (1743), Hennessy (1765), Louis Vuitton (1853). Năm 1999, LVMH mua lại hãng đồng hồ nổi tiếng Tag Heuer và 2004 nhãn whisky Scotland Glenmorangie.

 

Ngày nay tập đoàn LVMH với khoảng 145,247 nhân viên phục vụ trên khắp thế giới.

 

 

Một số thương hiệu thời trang đình đám cùng sự sát nhập với LVMH

Thời trang

1987: Louis Vuitton – Được thành lập vào năm 1854, Louis Vuitton trở thành một phần của LVMH vào năm 1987 khi tập đoàn này được thành lập. Moët et Chandon and Hennessy, nhà sản xuất rượu hàng đầu thế giới, sáp nhập cùng với Louis Vuitton để tạo ra LVMH, đánh dấu sự khởi đầu cho một đế chế.

 

1988: Givenchy – Givenchy, được thành lập vào năm 1952 được sáp nhập vào tập đoàn LVMH vào năm 1988.

 

1993: Kenzo – Kenzo được thành lập vào năm 1970, và được LVMH mua lại với giá 80 triệu đô la vào năm 1993.

 

1994: Guerlain – Thương hiệu mỹ phẩm, nước hoa, chăm sóc da nổi tiếng của Pháp, là một trong những thương hiệu lâu đời nhất thế giới. Guerlain được thành lập năm 1828 bởi gia đình Guerlain và được LVMH mua lại vào năm 1994.

 

1997: Marc Jacobs – LVMH bắt đầu sở hữu phần lớn cổ phần của Marc Jacobs từ năm 1997. Có một thông tin thú vị đó là nhà sáng lập Marc Jacobs đã thông qua thương vụ này trở thành Giám đốc sáng tạo của Louis Vuitton, làm việc tại vị trí này từ năm 1997 đến 2013.

 

1997: Sephora – Đây không phải là một thương hiệu sản xuất đồ thời trang, mà là một chuỗi cửa hàng bán mỹ phẩm nổi tiếng, thành lập năm 1969 tại Pháp. Được LVMH mua lại năm 1997, Sephora dần mở rộng hoạt động của mình ra khắp thế giới.

 

1999: Tag Heuer – Thương hiệu đồng hồ nổi tiếng Thuỵ Sỹ, thành lập năm 1860. LVMH đã mua lại 50.1% cổ phần của Tag Heuer với giá 739 triệu đô la vào năm 1999.

 

2001: Fendi – Thương hiệu đến từ nước Ý được thành lập tại Rome năm 1925, được LVMH Group mua lại từ năm 2000. LVMH đã tăng quyền sở hữu Fendi lên đến 84% vào năm 2003.

 

2001: DKNY – Vào năm 2001, LVMH mua lại 89% cổ phần của thương hiệu thời trang đến từ New York này. Sau đó, LVMH đã bán lại DKNY cho G-III Apparel Group vào tháng 12-2016 với giá 650 triệu đô la.

 

2001: Hermès – Cũng trong năm 2001, LVMH mua một số cổ phần ban đầu với tỷ lệ 4.9% quyền sở hữu Hermès. Sau đó LVMH dần dần tăng quyền sở hữu của mình tại Hermès lên 23.1% vào năm 2013.

2011: Bulgari – Thành lập năm 1884, thương hiệu trang sức đến từ Ý đã được LVMH mua lại toàn bộ vào năm 2011 với cái giá là 6.01 tỷ đô la.

2017: Christian Dior – Thương vụ lớn nhất trong lịch sử mua lại, sáp nhập của LVMH diễn ra vào năm 2017 khi họ mua lại Christian Dior với giá 13.1 tỷ đô-la.

 

Nước hoa và mỹ phẩm

Parfums Christian Dior, Parfums Givenchy, Guerlain, Kenzo Parfums, Acqua di Parma, Parfums Loewe, Fresh, Benefit Cosmetics, Make Up for Ever,...

Các nhãn hiệu Bliss, Hard Candy, Urban Decay được LVMH mua đầu những năm 2000 đã được bán lại.

 

Đồng hồ và trang sức

TAG Heuer, Chaumet, Zenith, Fred, Montres Christian Dior, De Beers LV, Hublot, BVLGARI, Tiffany & Co.

 

Cửa hàng phân phối

DFS, Sephora, La Samaritaine, Le Bon Marché, Miami Cruiseline Services

 

Rượu

Cognac: Hennessy

Champagne: Moët & Chandon, Dom Pérignon, Mercier, Veuve Clicquot-Ponsardin, Krug, Maison Ruinart

Vodka: Belvedere

Whisky: Glenmorangie, Ardbeg

Vang: Château d'Yquem, Domaine Chandon (California, Argentina và Úc), Cloudy Bay (New Zealand), Cape Mentelle, Terrazas de los Andes, Cheval des Andes, Newton, Numanthia

10 Cane, Wenjun.

 

 

Sự ra đời vào phát triển của Off-White

Công ty lần đầu tiên được thành lập với tên gọi "PYREX VISION" bởi Virgil Abloh tại thành phố Milan của Ý vào năm 2012. Tên này đã bị bỏ sau khi Pyrex Vision bị chỉ trích khi người ta phát hiện ra rằng nhãn chỉ đơn giản là in "PYREX 23" trên Những chiếc áo bằng vải nỉ của bóng bầu dục Ralph Lauren, sau đó bán lại với giá 550 đô la cao cấp. Abloh sau đó đổi tên công ty thành Off-White, mà ông mô tả là "vùng xám giữa đen và trắng như màu trắng nhạt" đối với thế giới thời trang. Nó đã được trưng bày bộ sưu tập tại các buổi trình diễn của Tuần lễ thời trang Paris, và được bán trong các cửa hàng bán lẻ ở Hồng Kông, Tokyo, Milan, London và New York.

LVMH 60% Off-White

Vào tháng 8 năm 2019, José Neves , chủ sở hữu của Farfetch , đã mua New Guards Group , tổ chức mẹ của Off-White với giá 675 triệu đô la Mỹ.

 

Vào tháng 7 năm 2021, LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton thông báo họ sẽ nắm giữ 60% cổ phần của Off-White, với người sáng lập Virgil Abloh, hiện là giám đốc sáng tạo trang phục nam giới của Louis Vuitton , giữ lại 40% còn lại.

LVMH mua 60% Off-White

 

 

Off-White sáp nhập vào LVMH

Theo Reuters, nhà thiết kế Virgil Abloh sẽ giữ lại 40% cổ phần và tiếp tục giữ vị trí Giám đốc sáng tạo của Off-White, thương hiệu thời trang đường phố được nhà thiết kế người Mỹ này sáng lập vào năm 2013. Thương vụ này phải được chấp thuận theo quy định và dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng 60 ngày tới.

 

Trước đó, tháng 3/2018, Virgil Abloh từng hợp tác với Louis Vuitton - thương hiệu lớn mang lại doanh thu lớn nhất cho LVMH, trong những bộ sưu tập thời trang dành cho nam giới giữa bối cảnh thương hiệu xa xỉ này đang tìm kiếm một luồng gió mới nhằm thu hút những khách hàng trẻ tuổi.

LVMH 60% Off-White

 

Nhà sáng lập Off-White sẽ tiếp tục vai trò của mình, đồng thời ông cũng làm việc với nhóm những nhà thiết kế "để ra mắt thương hiệu mới và hợp tác với các thương hiệu khác ngoài lĩnh vực thời trang", thông báo của LVMH cho biết.

LVMH mua 60% cổ phần của Off-White, mở rộng vai trò của nhà thiết kế Virgil Ablob tại tập đoàn.

LVMH virgil abloh Off-White

 

Ông Abloh đã hợp tác với thương hiệu vali cao cấp Rimowa thuộc sở hữu của LVMH cho dòng sản phẩm vali trong suốt, đồng thời hợp tác với các thương hiệu như NikeIkea.

Về thương vụ này, ông Abloh cho biết LVMH sẽ giúp mình phát triển thương hiệu Off-White thành "một nhãn hàng xa xỉ đa dạng thực sự" và hy vọng việc mở rộng vai trò của ông tại LVMH sẽ giúp thúc đẩy sự đa dạng của ngành công nghiệp thời trang.

Thương hiệu Off-White được biết đến là thương hiệu đường phố cao cấp, với những chiếc áo có mũ hoodie với giá khởi điểm từ 400 bảng Anh (570 USD) trong bối cảnh một số thương hiệu cao cấp lựa chọn phong cách thời trang dạo phố để thu hút những khách hàng trẻ tuổi.

 

Tổng hợp từ The Fashion Law và một số nguồn thông tin khác

Từ khóa

Facebook Instagram Youtube Top